BÁO GIÁ XÂY NHÀ PHẦN THÔ

Khi có ý định xây nhà phố hay biệt thự hiện đại thì hầu hết các gia chủ đều phải bắt đầu tìm hiểu giá xây nhà phần thô hiện tại trên thi trường  để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Những thắc mắc của anh chị về giá xây nhà phần thô 2024 là bao nhiêu? Xây nhà phần thô gồm những gì? Xây nhà phần thô bao nhiêu tiền 1m2 và cách tính như thế nào?…. Có vô vàn câu hỏi cần được giải đáp của chủ nhà. Bài biết dưới đây, Xây Nhà Trọn Gói NHÀ ĐẸP SÀI GÒN sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về giá xây nhà trọn gói hay dơn giá xây dựng phần thô cùng những lưu ý hữu ích cho quý khách hàng

     1. Xây dựng phần thô là gì?

Xây dựng phần thô là giai doạn đầu tiên trong quá trình xây dựng một công trình, bao gồm các công việc cơ bản nhất để hoàn thành khung xương và vỏ bên ngoài của công trình. Trong giai doạn này, các công việc chủ yến bao gồm: Móng, khung tường, mái, cửa, cầu thang, hệ thông điện, nước, xử lý nước thải vv.

Phần thô chiếm bao nhiêu phần trăm công trình? Thông thường một gói công trình thi công dân dụng chiếm tỷ lệ giá như sau: phần thô 50%, phần hòan thiện chiếm 30%, 15% nội thất, 5% thiết kế và pháp lý.

      2. Đơn giá xây dựng phần thô năm 2024

Bảng giá phần thô TP HCM và các tỉnh lân cận 2024

  • Đơn giá xây dựng phần thô (gói phổ thông): 3.550.000đ /m2 – 4.900.000đ /m2
  • Đơn giá xây dựng phần thô (gói chất lượng cao): 5.000.000đ m2 – 6.000.000đ /m2

    3. Lưu ý khi thi công xây dựng phần thô

    Thi công phần thô của ngôi nhà ảnh hưởng đến chất lượng của nó trong tương lai. Cùng một đơn giá xây nhà trọn gói phần thô, chủ đầu tư cần xem xét cách thi công và chất lượng thi công của nhà thầu trước khi lựa chọn. Dưới đây là 6 lưu ý cần nắm mà Xây Nhà Trọn Gói LACO muốn chia sẻ đến bạn.

    3.1. Công tác bảo dưỡng bê tông

    Vữa sau khi đổ bê tông, việc bảo dưỡng thường bị bỏ qua. Điều này là rất nguy hiểm, nhất là khi trời nắng gắt. Bỏ qua khâu bảo dưỡng dẫn đến tình trạng bê tông bị khô nhanh, xuất hiện nhiều vết rỗ, làm giảm chất lượng bê tông. Về sau bê tông có thể bị nứt sau khi đổ, đặc biệt là bê tông mái. Bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ để đạt được cường độ tối đa, tránh nứt nẻ. Cần tưới nước trước và sau khi đổ bê tông đối với bề mặt bề mặt rộng như sàn mái. Bảo dưỡng liên tục ít nhất là 7 ngày, thời gian bảo dưỡng càng lâu càng tốt. Có thể bảo dưỡng bê tông, vữa bằng nhiều cách như: Phun nước liên tục lên bề mặt. Để nguyên cốp pha. Che chắn bằng bạt tránh nắng, bao bố ướt,.. Nếu bề mặt bê tông hoặc vữa khô không đồng đều, dẫn đến các hiện tượng tường nứt chân chim, rạn nẻ bê tông và cũng là nguyên nhân gây thấm và ngấm sau này.

    3.2. Thi công sắt chờ cột

    Các thanh thép chờ ở cột phải đặt sole nhau để trên một mặt cắt không quá 50% mối nối. Nối sole để giảm thiểu vị trí nguy hiểm xuống. Ngay vị trí nối cần buột thép đai 10cm một thép đai. Đối với nối buộc là 30D, nối hàn là 15 -20D. Tại vùng nối chân cột, dầm sát gối, khoảng cách giữa các đai nên được chia nhỏ để tăng tính ổn định của cấu kiện. Nhiều nhà thầu có xu hướng cho thợ cắt thép chờ bằng nhau để dễ thi công và tiết kiệm vật liệu. Tuy nhiên, có thể gây ảnh hưởng xấu đến cột, dễ dẫn đến tình trạng bung thép hoặc nứt. Sau khi đổ tông cột xong và tháo dỡ coffa, do đường kính cột quá lớn, nên cột thường bị méo.

    3.3. Xây nhà phần thô bằng gạch thẻ

    Trong xây dựng nhà phố phần thô, hầu hết các nhà thầu sử dụng gạch ống 4 lỗ để xây tường bao. Tuy nhiên, các nhà thầu uy tín sẽ sử dụng thêm gạch thẻ để đảm bảo chất lượng ngôi nhà.

    Gạch thẻ có ưu điểm bền chắc. Thường dùng cho các vị trí chân , vị trí khoan đục: bao hầm tự hoại, gia cố hộp gen, gia cố chân tường, giằng tường, đố cửa và xây bậc cầu thang.

    3.4. Công tác đóng lưới mắt cáo chống nứt

    Sau khi hoàn thành công trình, xung quanh hộp gen thường xuất hiện những vết nứt chân chim. Do bề mặt vữa không đều khi đi đường ống ruột gà, bê tông có độ co ngót, giãn nở theo nhiệt độ. Khiến cho các khe hở bên trong tường xuất hiện, dẫn đến bề mặt sơn bị nứt. Để tránh tình trạng này, nên đóng lưới mắt cáo để tường không bị nứt về sau. Lưới thép cần được phủ đều trên mặt sàn, vách sau đó cố định bằng đinh đóng lưới tô tường chuyên dụng hoặc vít khoan đầu dù. Tiếp tục tô một lớp hồ dầu mỏng lên khu vực đã đặt lưới mắt cáo để tăng độ bám dính của hệ vữa và lưới, sàn. Trét hồ dầu thật kỹ những vị trí yếu: nách tường, tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa,… Tránh tình trạng xuất hiện các vết nứt chân chim tối đa nhất. Những nơi có nguy cơ bị nứt cao: góc bo tròn, góc vuông, chỗ tiếp nối, đường đi ống nước, dây điện, cầu thang,…

    3.5. Công tác chống thấm

    khi xây nhà phần thô Chống thấm là công tác quan trọng khi xây nhà của phần thô. Cần có quy trình chống thấm cụ thể và đúng kỹ thuật để không dẫn đến tình trạng ẩm mốc, dột, bong tróc sơn tường. Khu vực cần chống thấm: sàn mái, xử lý giáp mí nhà hàng xóm, nhà vệ sinh, bể bơi, tầng hầm, ban công,… Việc chống thấm cần kiểm tra chặt chẽ khi thi công. Chủ đầu tư cần đánh giá được chất lượng vật tư thô để đảm bảo chất lượng ngôi nhà tốt nhất.

    3.6. Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm

    Xây dựng phần thô là cái cốt lõi của toàn bộ cấu trúc ngôi nhà. Một công trình xây dựng đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần có sự đảm bảo từ một nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm. Do đó, việc lựa chọn nhà thầu xây nhà trọn gói là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *