Sau một thời gian sử dụng, nhà ở thường xuất hiện một vài dấu hiệu xuống cấp, trong số đó chính là thấm nước và ẩm mốc ở chân tường. Điều này gây nên khá nhiều nguy cơ trong quá trình sinh hoạt. Chúng cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Do đó nhiều phương pháp chống thấm chân tường được ra đời để khắc phục những sự cố xảy ra. Bên cạnh đó việc chống thấm ngay từ khi thi công cũng là một biện pháp hữu hiệu.
Nội dung
1. Hậu quả khi chân tường bị thấm nước
– Chân tường bị thấm nước thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ phần tường, sàn nhà, trần tầng dưới… Từ đó gây ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà, gây mất an toàn trong quá trình sinh sống.
– Gây mất thẩm mỹ: Chân tường bị thấm nước sẽ tạo ra các vết thấm sẫm màu, loang lổ trên bề mặt tường, rêu mốc hình thành làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà.
– Chân tường bị ẩm mốc cũng sẽ ảnh hưởng đến đồ nội thất trong nhà, đặc biệt những đồ đạc được kê sát tường như bàn ghế, tủ kệ, giường… sẽ nhanh chóng bị thấm nước và hư hại.
2. Nguyên nhân khiến chân tường bị thấm ẩm
Tính chất của vật liệu xây dựng
Xi măng dùng để xây tường có khả năng hấp thụ nước. Đặc biệt khi chúng thường xuyên tiếp xúc với nước mưa và nước sinh hoạt. Quá trình sử dụng càng lâu nước càng ngấm sâu vào mao mạch tường, trong đó phần chân tường sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, tạo nên vết đọng nước, gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Những khu vực thường xuyên thiếp xúc với nước như phòng bếp, phòng vệ sinh… càng dễ xảy ra hiện tượng thấm nước chân tường.
Quá trình thi công không đảm bảo
Lượng vữa xi măng sử dụng không đủ tạo ra nhiều khoảng rỗng khiến cho nước dễ dàng thấm vào tường và chân tường hơn. Do đó trong quá trình thi công tường nhà, cần có đội thợ đảm bảo kỹ thuật và chất lượng để hạn chế tối đa nguyên nhân này.
Không thực hiện các biện pháp chống thấm từ khi xây dựng
Bỏ qua bước chống thấm khi xây dựng nhà ở khiến cho nước dễ dàng thấm vào trong tường qua các lớp vữa, lớp gạch gây mục ruỗng, giảm độ bền và tuổi thọ của tường nhà. Điều này trực tiếp làm ảnh hưởng đến kết cấu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong quá trình sinh sống, hơn nữa còn gây mất thẩm mỹ. Do đó gia chủ nên thực hiện có biện pháp chống thấm chân tường ngay từ khi xây dựng để giảm bớt hậu quả cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian sửa chữa.
3. Dấu hiệu chân tường bị thấm ẩm
– Xuất hiện các vết loang sẫm màu ở vùng chân tường.
– Vết nứt, vết chân chim xuất hiện ngày càng nhiều, có dấu hiệu lan thành các vết nứt lớn.
– Sơn tường bị bong tróc, xuất hiện rêu mốc, nấm mốc.
4. Những giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả
Chống thấm chân tường trong quá trình thi công nhà ở
Chống thấm chân tường bằng phương pháp giằng chống thấm
Giằng chống thấm chân tường có hiệu quả rất tốt trong việc chống thấm, giúp hạn chế các hiện tượng thấm ẩm xảy ra ở chân tường. Giằng chống thấm được thi công bằng bê tông cốt thép để tạo sự liện kết tường giữa các tầng. Phương pháp này khiến cho tường và sàn tạo thành một khối liền, tăng khả năng chống chịu. Chúng cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực lên chân tường, từ đó hạn chế sự biến dạng và gia tăng độ cứng. Chân tường chắc chắn sẽ ngăn chặn được nước thấm vào chân tường tốt hơn
Chống thấm chân tường bằng phương pháp sử dụng lưới chống thấm
Lưới chống thấm được làm từ polyester 100%, lưới sẽ được làm nóng cháy trước khi được gia cố vào chân tường. Thông thường lưới chống thấm được làm theo khổ 10cm, 15cm hoặc 20cm. Loại vật liệu này chịu được nhiệt độ cao, có khả năng gia cố các vết nứt để chống thấm hiệu quả.
Chống thấm chân tường bằng phương pháp sử dụng sika
Với những chân tường đã bị thấm nước lâu, rêu mốc đã phủ lên bề mặt tường, bạn nên sử dụng sika để khắc phục tình trạng này. Sử dụng sika để chống thấm là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả đem lại khá cao và giữ được thời gian dài.
Sika có khá nhiều chủng loại phù hợp với từng hiện trang khác nhau:
– Sika Lite: Trám các các lỗ hổng trên tường bê tông.
– Skiagard: Ngăn ngừa sự hình thành rêu mốc và tăng độ cứng cho chân tường.
– Sikatop Seal: Chống thấm nước, điểm sương.
Chống thấm chân tường bằng phương pháp ốp gạch chân tường
Ốp gạch chân tường cũng là một cách được nhiều gia đình ưa chuộng. Chúng có khả năng chống thấm cao lại còn mang đến thẩm mỹ cho ngôi nhà. Gạch có tác chúng chống thấm nước khá tốt, nên khi ốp xung quanh chân tường sẽ hạn chế nước thấm vào. Tuy nhiên phuong pháp này lại vô tình khiến hơi nước bốc lên trên khiến phần tường phía trên không được lát gạch nhanh hỏng hơn.
Chống thấm chân tường trong quá trình sinh sống
Chống thấm chân tường bằng phương pháp sử dụng giấy dán tường
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy dán tường có khả năng chống thấm. Bên cạnh đó chúng cũng có rất nhiều mầu sắc, hoa văn để lựa chọn. Phương pháp này giúp gia chủ tiết kiệm chi phí lại mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà. Tuy nhiên, giấy dán tường chỉ chống thấm được tạm thời chứ không khắc phục được tận gốc. Sau một thời gian sử dụng, chúng sẽ bị bong tróc, thậm chí ố vàng.
Chống thấm chân tường bằng phương pháp tạo dầm cách ẩm
Đây là phương pháp chống thấm chân tường bằng cách đục và rót vữa tự chảy vào phần tường bị thấm nước. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt hơn việc sử dụng giấy dán hoặc ốp gạch. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm khá nghiêm trọng. Vữa tự chảy sau một thời gian có thể bị co ngót lại, dễ gây sụt tường, ảnh hưởng tới kết cấu.
Chống thấm chân tường bằng phương pháp trét bột chống thấm ngược
Sử dụng bột để trét vào chân tường nhằm chấm thống ngược được coi là phương pháp an toàn lại mang tới hiệu quả cao. Phương pháp này sẽ đục một lớp vữa sát chân tường, sau đó trát lại bằng bột trét đã được trộn các phụ gia. Điều này không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình lại có hiệu quả cao. Song nếu không trát cẩn thận vẫn có thể dẫn đến tình trạng thấm ngược.
Chống thấm chân tường bằng phương pháp sử dụng keo chống thấm
Sử dụng keo chống thấm là một phương pháp phổ biến trong quá trình sửa chữa, cải tạo và nâng cấp nhà ở bị thấm dột. Đây là loại keo đa năng có thể kết dính với nhiều loại vật liệu khác nhau như gạch, bê tông, đá, xi măng… Giá thành của chúng không quá cao lại khá dễ thi công, bạn có thể không cần thuê thợ mà mua về tự làm. Chúng có thể sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau như chân tường phòng tắm, phòng bếp, sân thượng…
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí